Bên cạnh những hậu quả không tích cực tới nền kinh tế do đồng yên rớt giá, cũng có nhiều mặt tích cực dành cho các nhà đầu tư vào Nhật Bản trong thời kỳ này. Hãy cùng Japanbiz điểm qua một số mặt tích cực của việc đồng yên sụt giá nhé.
Đầu tư bất động sản
Thị trường bất động sản Nhật Bản trở nên sôi động
Làn sóng chuyển hướng đầu từ bất động sản từ Trung Quốc sang Nhật Bản vào nửa đầu năm 2022 đã tăng cao kể từ đợt giá yên giảm mạnh nhất trong 20 năm qua. Hiện các nhà đầu tư đến từ Đài Loan và Hồng Kông đang chú ý đến thị trường bất động sản Nhật Bản.
Một số công ty Nhật Bản đang cố gắng tích cực đảm bảo vốn đầu tư nước ngoài bằng cách tổ chức các hội thảo đầu tư bất động sản tại Đài Bắc, Đài Loan, hoặc thành lập các công ty con tại địa phương để tăng cường dịch vụ khách hàng.
Lý do khiến thị trường bất động sản Nhật Bản được ưa chuộng là do lợi suất cao và đồng yên yếu
Lý do khiến Nhật Bản trở thành mục tiêu là kể từ sau “20 năm mất mát”, đà tăng giá bất động sản đã tụt hậu so với các nước và khu vực khác ở châu Á. Và đặc biệt trong tình hình hiện nay, việc đồng yên giảm giá mạnh so với đồng đô la Mỹ đã khiến việc đầu tư vào bất động sản lại tiếp tục tăng nhiệt. Có một đánh giá rằng bất động sản Nhật Bản có thể được mua với giá khoảng 75% so với hai năm trước, và nó đang thu hút sự chú ý như một khu vực có thể được kỳ vọng sinh lời cao với một khoản đầu tư nhỏ.
Cơ hội nào cho các nhà đầu tư Việt Nam khi đầu tư vào bất động sản tại Nhật Bản thời điểm đồng yên suy giảm như hiện nay?
Tỷ giá yên năm 2020 hoặc 2021 vào thời điểm tháng 1 rơi vào khoảng 1 Yên Nhật = 220 VND. Thời điểm 2022 tháng 8, hiện giá yên đang rơi xuống ở mức 1 Yên Nhật = 170 VND, và có lúc xuống tận đầu 160 VND. Thử tính con số nếu mua 1 căn nhà khoảng 4000 man yên, thì mức giá giữa 2 năm đã chênh lệch khoảng 500 triệu VND. Như vậy có thể thấy, việc đầu tư mua bất động sản hay những thương vụ có giá trị lớn vào Nhật Bản ở thời điểm hiện tại đang là cơ hội cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài nói chung và nhà đầu tư Việt Nam nói riêng.
Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp nước ngoài có dự định thành lập công ty hay chi nhánh ở Nhật Bản, việc thuê hay sở hữu bất động sản cũng trở nên hấp dẫn hơn vì sẽ tích kiệm được kha khá chi phí.
Mua các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của Nhật Bản
Việc giá trị đồng yên giảm khiến cho cái sản phẩm tại Nhật Bản đối với người nước ngoài trở nên “rẻ hơn” do chênh lệch tỷ giá. Đặc biệt đối với các bạn du học sinh, khách du lịch sang Nhật Bản thời gian này sẽ cảm thấy sự khác biệt khá rõ ràng. Ví dụ, nếu tiền học phí trước đây là 100 man yên/năm, thì học phí năm 2021 có thể quy đổi lên tới 220 triệu VND/ năm, thì đầu năm 2022 này, nó đã rơi xuống chỉ khoảng 170 ~ 180 triệu VND/ năm. Hoặc chi phí nhà cửa, sinh hoạt cũng sẽ có sự “giảm giá” tương đối khi có sự chênh lệch về tỷ giá ngoại tệ.
Bên cạnh đó, do sự sụt giá của đồng yên, việc xuất khẩu các sản phẩm từ Nhật Bản sang các nước khác cũng có lợi hơn. Theo tờ tin tức Tele Asa News của Nhật Bản có chia sẻ: Số lượng người nước ngoài tấp nập mua sắm tại khu phố Akihabara xách theo nhiều túi đồ lớn nhỏ đang có vẻ tăng lên. Bên cạnh đó, trong một cuộc phỏng vấn người qua đường bất kỳ, phía Tele Asa News cũng có thu thập được một số tin tức như: Một người nước ngoài quốc tịch Mexico đã tranh thủ mua mỗi ngày 50-10 sản phẩm đồ chơi tại Nhật để gửi về bán tại nhiều cửa hàng tại Mexico (do độ ưa chuộng của sản phẩm đó khá cao tại Mexico).
Như vậy có thể nhìn thấy bên cạnh những mặt tiêu cực thì việc đồng yên suy giảm cũng khiến một bộ phận người nước ngoài yêu thích các sản phẩm Nhật Bản có cơ hội được sử dụng với mức giá rẻ hơn. Đối với các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm Nhật Bản, đây cũng là cơ hội tốt để mở rộng số lượng và thị trường.
Du lịch
Các hạn chế nhập cư do các biện pháp biên giới phòng chống dịch bệnh Corona đã được nới lỏng đáng kể từ 1/6 và từ ngày 10, việc tiếp nhận khách du lịch nước ngoài tiếp tục trở lại. Ở Hàn Quốc, các tour du lịch trọn gói đến Nhật Bản đang vô cùng bán chạy, và báo chí địa phương đưa tin rằng khoảng 2.000 người đã quyết định đến Nhật Bản để du lịch. Trong bối cảnh kỳ vọng về sự hồi sinh của nhu cầu nội địa Nhật, Thủ tướng Kishida nói, “Du lịch có tiềm năng lớn để hồi sinh các khu vực nông thôn.”
Hiện nay, số lượng khách du lịch được nhập cảnh vào Nhật Bản chưa cao, tuy nhiên với những người nước ngoài đang sinh sống ở Nhật Bản theo visa dài hạn như du học sinh, kỹ sư, thăm thân,… thì đây chính là thời điểm vàng để trải nghiệm những dịch vụ ở Nhật Bản với mức giá ưu đãi. Nếu các bạn chưa biết nên đi đâu, hãy tham khảo bài viết của Japanbiz về Top 10 thắng cảnh độc lạ nên đi tại Nhật Bản nhé!
Như vậy có thể thấy, trong sự tiêu cực u ám thì chúng ta vẫn có thể nhìn thấy một số điểm thuận lợi khác. Hiện nay, giá yên vẫn đang ở mức thấp nhưng cũng đã có dấu hiệu dần tăng trở lại. Nhà đầu tư nước ngoài nếu bắt kịp được những cơ hội trong thời kỳ này có thể tạo ra nhiều giá trị hơn. Các quý công ty/ cá nhân muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh, xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản vui lòng gửi thông tin về mail: japanbiz@onevalue.jp.
Ý kiến