Lạm phát tiêu dùng cốt lõi của Nhật Bản đã có những diễn biến chậm lại trong tháng 7 vừa qua, do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã dần giảm bớt áp lực tăng giá. Tuy nhiên, các dấu hiệu về xu hướng lạm phát ‘dai dẳng’ ở Nhật khiến các cơ quan tiền tệ không ngừng cảnh giác.
Những khó khăn trong tình hình lạm phát dai dẳng ở Nhật
Sticky Inflation – được hiểu là lạm phát ít co giãn, đây là khái niệm dùng để chỉ tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát cao kéo dài, chi tiêu của người dân và đà tăng trưởng kinh tế của quốc gia đang giảm. Bộ Nội vụ Nhật Bản gần đây đã có báo cáo rằng giá tiêu dùng không bao gồm thực phẩm tươi sống đã tăng 3,1% so với một năm trước, nhưng giảm tốc từ mức 3,3% so với mốc tăng trưởng của tháng trước. Con số này phần nào được đánh giá là phù hợp với kỳ vọng của các nhà phân tích kinh tế.
Kết quả trên toàn quốc phù hợp với dữ liệu của Tokyo, một chỉ số hàng đầu trước đó cho thấy giá năng lượng giảm mạnh khiến lạm phát giả cả tiêu dùng đã giảm đi đôi chút. Tuy nhiên, giá tiêu dùng không bao gồm năng lượng và thực phẩm tươi sống vẫn tăng 4,3% so với năm trước, tăng nhanh so với tốc độ trong tháng 6 và ngang với kỷ lục thiết lập vào tháng 5, mức nhanh nhất kể từ năm 1981. Đó là dấu hiệu của xu hướng lạm phát đang ngày một dai dẳng hơn.
Nobuyasu Atago, nhà kinh tế trưởng tại Ichiyoshi Securities và là cựu quan chức của Ngân hàng Nhật Bản, cho biết: “Lạm phát cơ bản chắc chắn đã giảm, nhưng nếu nhìn vào chi tiết vấn đề, bạn sẽ thấy lạm phát vẫn còn trong giai đoạn co giãn lớn như thế nào”, chính những điều này tạo nên tác động đến cảm nhận của mọi người về giá cả. Dữ liệu một lần nữa xác nhận rằng lạm phát khó khăn hơn những gì BOJ và thị trường vẫn đang nghĩ”.
Trong số các yếu tố góp phần khiến tình hình lạm phát nặng hơn tại Nhật Bản chính là giá thực phẩm chế biến sẵn tăng đến mức 9,2%. Tốc độ tăng gần như không thay đổi so với tháng 6, và đã trở thành mức tăng nhanh nhất trong khoảng 5 thập kỷ. Theo báo cáo của Teikoku Databank, hơn 7.300 mặt hàng thực phẩm dự kiến vẫn sẽ tăng giá từ tháng 8 trở đi. Mức tăng giá của hàng hóa lâu bền trong gia đình đã chậm lại ở mức 6%, trong khi chi phí chỗ ở tăng lên 15% sau khi chính phủ cắt giảm trợ cấp du lịch ngay khi nhu cầu giải trí tăng cao trong mùa hè đầu tiên của Nhật Bản kể từ đợt đại dịch.
Giá dịch vụ cũng tăng nhanh từ 1,6% lên 2%, một dấu hiệu cho thấy lạm phát đang lan rộng hơn trong nền kinh tế. Nếu không tính năm sau đợt tăng thuế doanh thu năm 1997, đây là mức tăng lớn nhất kể từ năm 1993. Taro Kimura, chuyên gia kinh tế tại Bloomberg Economics, cho biết: “Dưới chỉ số giá tiêu dùng lõi tháng 7 (CPI) có phần dễ chịu hơn của Nhật Bản, nhu cầu dịch vụ giải trí tăng cao đang bắt đầu thúc đẩy lạm phát. Điều này sẽ khiến Ngân hàng Trung ương Nhật Bản luôn cảnh giác với những rủi ro tăng giá đối với triển vọng giá cả.”
Trong báo cáo Outlook mới nhất của mình, BOJ đã nâng dự báo tăng trưởng giá trong năm tài chính này lên 2,5% sau khi lạm phát dường như có vẻ nghiêm trọng hơn dự kiến trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, các quan chức tiếp tục nhận thấy lạm phát sẽ chậm lại dưới 2% trong những năm tới, nhấn mạnh quan điểm của họ rằng áp lực tăng giá sẽ tiếp tục suy yếu trong những tháng tới.
Nhiều động thái can thiệp đã được nỗ lực triển khai
Kết quả được công bố gần đây có thể xoa dịu suy đoán của thị trường rằng BOJ có thể xem xét chuyển hướng khỏi quan điểm tiền tệ cực kỳ nới lỏng vào cuối năm nay. Những quan niệm như vậy đã được thúc đẩy sau khi Thống đốc Kazuo Ueda làm rung chuyển thị trường vào tháng trước bằng cách sửa đổi sự kiểm soát của ngân hàng đối với lợi suất trái phiếu. Ueda nhấn mạnh sau cuộc họp rằng việc điều chỉnh chính sách không phải là một bước hướng tới bình thường hóa mà là một động thái nhằm làm cho sự kích thích của nó bền vững hơn.
Có nhiều điều không chắc chắn xung quanh triển vọng giá cả của Nhật Bản, bao gồm các biện pháp của chính phủ nhằm giảm bớt tác động của chi phí cao hơn đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp. Các phần của chương trình, bao gồm trợ cấp cho các tiện ích, sẽ hết hạn vào cuối tháng 9 này. Cơ quan cấp bộ này cũng cho biết các khoản trợ cấp cho điện và khí đốt đã giúp giảm tỷ lệ lạm phát chung xuống 0,99 điểm phần trăm.
Theo nhà kinh tế Yoshiki Shinke của Dai-ichi Life Institute, nếu chính phủ chấm dứt trợ cấp xăng và dầu hỏa, chỉ số CPI cơ bản sẽ bị đẩy lên thêm 0,5 điểm phần trăm. Chính phủ sẽ đưa ra quyết định vào cuối tháng về việc có nên gia hạn trợ cấp hay không. Điều đó có thể ảnh hưởng đến sự ủng hộ dành cho Thủ tướng Fumio Kishida, người có tỷ lệ tín nhiệm đang giảm dần trong các cuộc thăm dò gần đây.
Giá năng lượng đã giảm đáng kể so với một năm trước. Giá dầu Brent trung bình đạt khoảng 80 USD/thùng trong tháng 7, giảm so với mức khoảng 105 USD/thùng cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá khí đốt tự nhiên giảm khoảng 34% kể từ đầu năm. Chỉ số lạm phát chính vẫn ở trên mục tiêu 2% của BOJ trong hơn một năm qua, tạo ra lực cản đối với tâm lý người tiêu dùng khi lạm phát dai dẳng làm giảm tác động của tăng trưởng tiền lương mạnh mẽ. Ngay cả sau khi mức tăng lương đáng chú ý đã được thống nhất trong các cuộc đàm phán tiền lương hàng năm trong năm nay, tiền lương thực tế vẫn tiếp tục trì trệ trong mức âm.
Vì mức tăng lương vẫn yếu hơn tốc độ lạm phát của giá cả hàng hoá, người dân ngày càng bóp chặt hầu bao, dẫn đến việc sức mua của người tiêu dùng Nhật Bản giảm mạnh. Trong khi số liệu tổng sản phẩm quốc nội trong quý trước cho thấy nhu cầu bên ngoài mạnh mẽ thúc đẩy tốc độ tăng trưởng hàng năm đáng ngạc nhiên là 6%, dữ liệu cũng cho thấy việc kinh doanh và tiêu dùng cá nhân của người Nhật đang giảm.
Tỷ lệ lạm phát chung của Nhật Bản đã cao hơn một chút so với tỷ lệ so sánh ở Hoa Kỳ, nơi Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục cân nhắc việc thắt chặt hơn nữa do lo ngại về việc tăng giá. Trong khi đó ở Trung Quốc, giá tiêu dùng giảm trong tháng 7 làm dấy lên nguy cơ giảm phát.
Cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều ý kiến và tranh luận xung quanh tình trạng lạm phát tại Nhật. Để cải thiện vấn đề này không phải là chuyện ngày một ngày hai mà cần rất nhiều sự nỗ lực từ chính phủ cũng như tình hình kinh tế chung của thế giới. Theo dõi JapanBiz để cập nhật thêm các tin tức liên quan đến kinh tế Nhật Bản.
Ý kiến