Top 20 thương vụ M&A Nhật – Việt nổi tiếng (phần 1)

Hoạt động M&A IN- OUT của Nhật Bản có xu hướng phát triển mạnh kể từ sau cú shock Lehman năm 2008. Năm 2020, 2021, do tình hình dịch Corona mà nhiều hoạt động M&A bị kéo dài hoặc bị hoãn. Trong bài viết này, JAPANBIZ xin phép liệt kê top 20 thương vụ M&A Nhật - Việt năm 2019 - thời điểm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, để các bạn có thể nắm bắt được xu hướng tổng quan của hoạt động M&A Nhật - Việt hiện nay.

Thương vụ M&A đình đám của doanh nghiệp Nhật Bản & Việt Nam năm 2019

Thương vụ 1: Sumitomo Forestry Co., Ltd. đầu tư thêm cổ phần thiểu số vào Công ty Việt Nam thuộc ngành vật liệu xây dựng nội thất.

Ngày công bố: Ngày 07 tháng 01 năm 2019 (Ký kết là ngày 30 tháng 11 năm 2018)

Hình thức: Đầu tư cổ phần (cổ đông thiểu số) vào công ty đối tác

Sumitomo Group là một trong 5 tập đoàn tài phiệt (Zaibatsu) lâu đời và có sức ảnh hưởng tại Nhật. Và Sumitomo Forestry Co., Ltd. là một công ty thuộc hệ thống tập đoàn Sumitomo Group chuyên về mảng Lâm nghiệp, sản phẩm đồ gỗ, nội thất xây dựng,... Công ty có sở hữu diện tích đất rừng chiếm 1/900 diện tích Nhật Bản, cùng với mạng lưới các công ty con và công ty liên kết tại nhiều nước trên thế giới.

Năm 2019, Công ty con của Tập đoàn Lâm nghiệp Sumitomo (Sumitomo Forestry Singapore, Ltd.) đã mua thêm 10% cổ phần của Công ty cổ phần gỗ An Cường, nâng tổng số cổ phần nắm giữ lên 20%.

Sumitomo Forestry Co., Ltd.
Nguồn: sfc.jp

Về An Cường, đây là một công ty thành lập năm 1994. Với xuất phát điểm là mô hình công ty gia đình chuyên về thương mại các sản phẩm vật liệu gỗ nội thất, sau cuộc tái cơ cấu công ty năm 2014, công ty đã có sự lột xác toàn bộ. Và chính vì sự tái cơ cấu đó đã giúp An Cường thu hút và tiếp nhận được những nguồn vốn nước ngoài từ quỹ VinaCapital, quỹ Deutsche Investitions, Tập đoàn Sumitomo Forestry Nhật Bản. Từ 4/8/2021, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã ra văn bản thông báo chấp thuận đăng ký giao dịch cho hơn 87,6 triệu cổ phiếu ACG của Công ty Gỗ An Cường trên sàn UPCoM.

Bối cảnh và mục đích của thương vụ đầu tư:

・ Nhu cầu về vật liệu xây dựng sẽ tăng do mức độ sẵn sàng mua nhà của Việt Nam tăng lên=> mở rộng thị trường sang Việt Nam và Đông Nam Á.

・ Xây dựng chuỗi cung ứng từ thu mua nguyên vật liệu đến xây dựng nhà ở tại thị trường Việt Nam.

・ Bán chéo vật liệu xây dựng chất lượng cao của Nhật Bản sang Việt Nam và ngược lại.

・ Bán chéo các sản phẩm của công ty cho khách hàng Nhật Bản, khách Âu - Mỹ và ngược lại.

Thương vụ 2: BeNext-Yumeshin Group Co. (TRUST TECH GROUP) đầu tư mua cổ phần thiểu số của công ty chuyên về mảng nhân lực phái cử lớn tại Việt Nam.

Ngày công bố: Ngày 24 tháng 1 năm 2019

Hình thức: Đầu tư cổ phần (cổ đông thiểu số)

BeNext-Yumeshin Group Co. (tên cũ là Trust Tech Group), là công ty thành lập tháng 8 năm 1997 có trụ sở tại Tokyo - Nhật Bản, với vốn điều lệ 4,199,430,000 yên Nhật cùng với tổng số nhân viên (bao gồm cả thành viên liên kết) lên tới17,552 người. Công ty thuộc top 5 tập đoàn hàng đầu chuyên về mảng giới thiệu, cung ứng nhân lực khối kỹ thuật.

Năm 2019, thông qua công ty Dream Incubator, công ty đã mua 44,2% cổ phần từ L&A INVESTMENT CORPORATION, công ty trực thuộc Le & Associates (L&A) Holdings.

Le & Associates (L&A) Holdings
Nguồn: Ảnh lấy từ website của Le&Associates

Le&Associates là công ty chuyên về mảng đào tạo, tư vấn, giới thiệu, thuê ngoài nhân lực  cho các doanh nghiệp.

Bối cảnh và mục đích của thương vụ đầu tư:

・ Nhu cầu về kỹ sư ngành khối kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin đang ngày càng lớn tại Nhật Bản => Tuyển dụng một cách hiệu quả các kỹ sư Việt Nam

(Đối với cả những kỹ sư từng được tuyển dụng sang Nhật làm việc cũng có thể tận dụng để làm việc phái cử tại các tập đoàn Nhật tại Việt Nam).

Thương vụ 3: UETOMAE Co., Ltd. đầu tư mua cổ phần của Beetech Co.,ltd để phát triển trang web EC, các app tại Việt Nam

Ngày công bố: Ngày 1 tháng 2 năm 2019

Hình thức: Đầu tư cổ phần (cổ đông thiểu số)

UETOMAE Co., Ltd. là một công ty IT thành lập tháng 2 năm 2018 với vốn điều lệ 1000 vạn yên, với trụ sở tại Tokyo- Nhật Bản. Công ty chuyên về cung cấp dịch vụ PM / PMO cho các sản phẩm ERP dựa trên đám mây, cũng như tư vấn giải pháp IT cho các doanh nghiệp.

Năm 2019, UETOMAE đã đầu tư mua 19% cổ phần của công ty Beetech, một công ty IT tại Việt Nam.

Beetech Co.,ltd
Nguồn: Prtimes.jp

Bối cảnh và mục đích của thương vụ đầu tư:

Sử dụng làm cơ sở phát triển ra nước ngoài

・ UETOMAE có thế mạnh về các quy trình cấp cao như xác định yêu cầu khách hàng, quản lý dự án, v.v., nhưng lại yếu ở phần thực hiện ⇒ Có một công ty đối tác chuyên thực hiện tại Việt Nam => Có thể đề xuất cung cấp nhiều dịch vụ cho khách hàng.

Thương vụ 4: MyNavi mua lại công ty điều hành trang chuyên tuyển dụng kỹ sư CNTT "itviec" tại Việt Nam

Ngày công bố: Ngày 31 tháng 1 năm 2019

Hình thức: Thu mua (thành công ty con)

Mynavi Corporation là một công ty quảng cáo và cung cấp nhân sự lớn bậc nhất của Nhật Bản với hoạt động kinh doanh chính là cung cấp thông tin tuyển dụng, tư vấn chuyển việc, giới thiệu nhân lực, nhân lực phái cử. Bên cạnh đó, công ty cũng vận hành một trang cổng thông tin cho các dịch vụ thông tin nguồn nhân lực dưới thương hiệu cùng tên. Được thành lập vào năm 1973 với tên gọi Mainichi Communications Inc., từ ngày 1 tháng 10 năm 2011 công ty đã đổi tên thành MyNavi và giữ tên thương hiệu cho tới nay.

Vào cuối tháng 1 năm 2019, Mynavi Corporation đã tiến hành thu mua ITVIEC JOINT STOCK COMPANY và sát nhập thành công ty con thuộc tập đoàn.

ITVIEC JSC
Nguồn: PRtimes.jp

Về ITVIEC JSC, công ty được thành lập từ năm 2013 và chuyên vận hành trang web tuyển dụng cho nhân lực ngành IT.

Bối cảnh và mục đích của thương vụ đầu tư:

・ Tiếp thu bí quyết vận hành website tuyển dụng tại Việt Nam

・ Thu thập cơ sở dữ liệu về kỹ sư CNTT tại Việt Nam

・Mở rộng và khai thác thị trường tại Việt Nam

Thương vụ 5: Đầu tư vào FinTech Venture tại Việt Nam của CyberAgent Capital

Ngày công bố: Ngày 4 tháng 2 năm 2019

Hình thức: Đầu tư vào các vòng gọi vốn

CyberAgent, Inc. là một công ty Nhật Bản có hoạt động kinh doanh chính là quảng cáo trên Internet, truyền thông và trò chơi thành lập năm 1998 và đã lên sàn chứng khoán Nhật. Thông qua công ty con (vốn 100%) là quỹ đầu tư mạo hiểm CyberAgent Capital (thành lập năm 2006), CyberAgent đã đầu tư vào công ty SAMO Media & Tech JSC năm 2019.

SAMO Media & Tech JSC là công ty vận hành hoạt động của trang web so sánh sản phẩm tài chính. Cụ thể hơn, SAMO vận hành trang web "The Bank.vn", một ứng dụng cho phép bạn so sánh và đánh giá các sản phẩm như thẻ tín dụng, khoản vay tín chấp, thế chấp, lãi suất tiền gửi và bảo hiểm.

TheBank Chuyên gia tài chính

Bối cảnh và mục đích của thương vụ đầu tư:

・Lý do là người mua là một quỹ, tức là nhà đầu tư tài chính, không phải nhà đầu tư chiến lược, nên đơn giản là vì nhận thấy công ty có khả năng tăng trưởng và thu được lợi nhuận.

SAMO Media & Tech JSC

Thương vụ 6: Identity Inc. sở hữu platform nhân lực IT “techcareer” đã đầu tư vào công ty giới thiệu nhân lực IT thuộc sở hữu của giám đốc người Việt

Ngày công bố: Ngày 15 tháng 2 năm 2019

Hình thức: Đầu tư cổ phần (cổ đông thiểu số)

Identity Inc. là công ty vận hành nền tảng quảng cáo tuyển dụng (techcareer) chuyên về nhân lực CNTT nhằm hỗ trợ tuyển dụng nhân lực CNTT thành lập năm 2008.

Năm 2019, công ty chính thức đầu tư trở thành cổ đông thiểu số của V-Job. Xuất phát từ mong muốn hỗ trợ người Việt Nam có nhu cầu làm việc tại Nhật Bản, tháng 3/2017 công ty đã thành lập. V-Job tập trung vào nguồn nhân lực CNTT nước ngoài và tập trung vào mảng kinh doanh giới thiệu nhân lực.

Identity Inc.
Nguồn: Prtimes.jp

Bối cảnh và mục đích của thương vụ đầu tư:

・ Nắm giữ nguồn nhân lực CNTT quốc tịch Việt Nam.

Thương vụ 7: Dentsu mua lại Công ty chuyên về Sáng tạo Kỹ thuật số của Việt Nam

Ngày công bố: Ngày 20 tháng 3 năm 2019

Hình thức: Thu mua

Dentsu Inc. là một công ty quảng cáo của Nhật Bản với quy mô lớn nhất ở Nhật Bản và lớn thứ năm trên thế giới, thành lập năm 1901. Với doanh thu gấp 4 lần Hakuhodo DY Holdings INC., công ty lớn thứ hai tại Nhật Bản, đây là công ty quảng cáo lớn nhất tại Nhật Bản và có biệt danh là "Gulliver trong thế giới quảng cáo."

Tháng 3 năm 2019, thông qua Dentsu Aegis Network (London) - Giám sát hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của Dentsu - chính thức thu mua toàn bộ Redder và sát nhập thành công ty con của tập đoàn. Sau khi mua lại, thương hiệu của công ty đã được đổi thành "Dentsu Redder".

Dentsu Inc
Nguồn: Advertisingvietnam.com

Redder Advertising Asia JSC cung cấp các dịch vụ đa dạng như xây dựng chiến lược thương hiệu, sản xuất quảng cáo kỹ thuật số, tư vấn, tổ chức sự kiện, PR, v.v. cho các nhà quảng cáo trong nước và toàn cầu tại Việt Nam.

Bối cảnh và mục đích của thương vụ đầu tư:

・ Tăng cường các dịch vụ sáng tạo kỹ thuật số và mở rộng quy mô kinh doanh tại Việt Nam.

Thương vụ 8: Tohoku Electric Power đầu tư vào Công ty vận hành kinh doanh sản xuất nhiệt điện than Việt Nam

Ngày công bố: Ngày 22 tháng 3 năm 2019

Hình thức: Đầu tư cổ phần (cổ đông thiểu số)

Tohoku Electric Power Co.,Inc. là một trong những tập đoàn điện lực lớn tại Nhật thành lập năm 1951, có trụ sở chính tại thành phố Sendai, tỉnh Miyagi. Tập đoàn chuyên thực hiện kinh doanh bán lẻ điện và kinh doanh phát điện ở vùng Tohoku, tỉnh Niigata, vùng Kanto, v.v.

Năm 2019, Công ty Đầu tư Điện lực Tohoku (công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Công ty Điện lực Tohoku tại Hà Lan, chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp IPP ở nước ngoài), đã tiến hành mua 10% cổ phần mà Marubeni đang sở hữu tại công ty Nghi Son 2 Power Limited Liability Company.

Sau khi đầu tư ⇒ Tohoku Electric Power: 10%, Marubeni 40%, Korea Electric Power Corporation: 50%.

Tohoku Electric Power

Công ty trách nhiệm hữu hạn Điện lực Nghi Sơn 2 (NS2PC) là công ty trách nhiệm hữu hạn do ba cổ đông là Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản), Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc (Hàn Quốc) và Công ty Điện lực Tohoku (Nhật Bản) thành lập theo Luật Doanh nghiệp của Việt Nam. Hoạt động chính của NS2PC là thực hiện xây dựng và vận hành (trong 25 năm) Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 tại tỉnh Thanh Hóa theo phương án Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT).

Bối cảnh và mục đích của thương vụ đầu tư:

・ Có thể thu được lợi nhuận ổn định do có hợp đồng mua bán điện với chính phủ.

・ Ký kết hợp đồng mua bán điện 25 năm với Tổng công ty Điện lực Việt Nam (doanh nghiệp nhà nước).

・ Dự kiến đi vào hoạt động bắt đầu từ năm 2021 đến năm 2022.

Thương vụ 9: DesignOne Japan mua lại một công ty phát triển Offshore- Nitro Tech Asia Inc tại Việt Nam

Ngày công bố: Ngày 29 tháng 3 năm 2019

Hình thức: Thu mua

Công ty cổ phần DesignOne Nhật Bản (tên công ty tiếng Anh: DesignOne Japan, Inc.) thành lập năm 2005, là một công ty phát triển kinh doanh truyền thông Internet như vận hành trang truyền miệng "Equiten", có trụ sở chính tại quận Shinjuku, Tokyo. Công ty đã được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tokyo.

Năm 2019, DesignOne đã thu mua 97,5% cổ phần của Nitro Tech Asia Inc. Thương vụ kết thúc vào tháng 7 năm 2019.

Nitro Tech Asia là một công ty Việt Nam thành lập năm 2014 có trụ sở tại Đà Nẵng. Công ty tập trung mảng phát triển Offshore, phát triển kiểu phòng thí nghiệm, phát triển phần mềm, phát triển ứng dụng điện thoại thông minh, phát triển các sản phẩm giải trí,..

Bối cảnh và mục đích của thương vụ đầu tư:

Thành lập các cơ sở phát triển ở nước ngoài để giảm chi phí lao động càng nhiều càng tốt và tăng cường khả năng phát triển tại thị trường nước ngoài.

Thương vụ 10: Đầu tư của Raito Kogyo Co., Ltd. vào một công ty xây dựng trong lĩnh vực nền móng tại Việt Nam

Ngày công bố: Ngày 4 tháng 4 năm 2019 (Kết thúc vào 10/4/2019)

Hình thức: Đầu tư vào các công ty niêm yết (bao gồm cả việc mua lại trái phiếu chuyển đổi)

Raito Kogyo Co., Ltd. là một tập đoàn có trụ sở chính tại Chiyoda-ku, Tokyo và hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và các lĩnh vực kinh doanh khác. Trong lĩnh vực xây dựng nền móng dân dụng, chẳng hạn như công việc khắc phục độ dốc và cải tạo mặt bằng, công ty là top đi đầu trong ngành cùng với Nittoku Construction. Công ty đã được niêm yết trên sàn Sở giao dịch chứng khoán Tokyo.

Năm 2019, Raito Kogyo đã đầu tư vào Fecon Corporation và công ty con của tập đoàn Fecon - Fecon Underground Construction Joint Stock Company. Trước đó, RAITO KOGYO đã thành lập liên doanh với Fecon UCC vào năm 2016.

FECON
Nguồn: baodautu.vn

Công ty Cổ phần FECON là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình, trong đó tập trung vào chuyên ngành sâu là nền móng và công trình ngầm, thành lập ngày 18/6/2004.

Bối cảnh và mục đích của thương vụ đầu tư:

・ Tận dụng lực lượng bán hàng và khả năng cạnh tranh về chi phí ở Việt Nam

Kết bài

Như vậy có thể thấy, 10 thương vụ M&A đầu năm 2019 chủ yếu thuộc các ngành về nhân lực IT, lâm nghiệp, phát điện, digital creation, xây dựng. Hiện nay, ONE-VALUE đã và đang tư vấn các dự án liên quan tới những lĩnh vực trên. Quý công ty có nhu cầu hợp tác và tìm kiếm đối tác Nhật Bản, vui lòng liên hệ về mail: ma@onevalue.jp để sử dụng dịch vụ hỗ trợ của ONE-VALUE.

Các đối tác liên quan

Hội Thảo Trực Tuyến: M&A Ngành IT – Cơ Hội Vàng Cho Doanh Nghiệp Việt Nam Và Nhật Bản 

Để mở đầu cho nửa cuối năm 2024 đầy kỳ vọng về tăng trưởng đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản, công ty ONE-VALUE, phối hợp cùng JapanBiz và Thương Vụ Việt Nam tại...

Thị Trường F&B Việt Nam “Nóng Lên” Với Sự Gia Nhập Của Saizeriya

Thị trường Thực phẩm và đồ uống (F&B) Việt Nam đón sóng lớn, dự báo sẽ "tăng tốc nhanh chóng" với sự gia nhập của gã khổng lồ Saizeriya trong ngành nhà hàng Nhật Bản...

Hợp tác Việt – Nhật mang đến làn sóng mới cho điện ảnh Việt Nam với 50 rạp chiếu phim hiện đại 

ONE-VALUE, đơn vị tư vấn hàng đầu đã kết nối thành công hai doanh nghiệp Aeon Entertainment và Beta Media tạo dấu mốc cho điện ảnh Việt Nam.

ONE-VALUE THÀNH CÔNG “XE DUYÊN” CHO HAI DOANH NGHIỆP LỚN NGÀNH ĐIỆN ẢNH VIỆT-NHẬT: BETA MEDIA VÀ AEON ENTERTAINMENT 

Beta Media (VN) và AEON Entertainment liên doanh chiến lược tại Việt Nam, với hỗ trợ kết nối từ "Bà Mai Nghìn Tỷ" Phi Hoa – CEO của ONE-VALUE.

Rohto và Mitsui: Hợp tác mua lại chuỗi cửa hàng thuốc nổi tiếng xứ Trung trị giá 590 triệu USD 

Vừa qua, Rohto và Mitsui -2 công ty dược phẩm lớn của Nhật Bản đã mua lại chuỗi cửa hàng thuốc Trung Quốc với giá 590 triệu USD. 

Tiềm năng M&A của Việt Nam và các vấn đề đầu tư, phát triển

Tiềm năng M&A của Việt Nam đang phát triển tích cực, cho thấy rằng Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển và thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Xu hướng M&A trường mầm non Nhật Bản 2024 (Phần 1)

Xu hướng M&A trường mầm non Nhật Bản năm 2024 dự kiến sẽ gia tăng để trở thành “cơ sở chăm sóc trẻ được người dùng lựa chọn”.

Xu hướng M&A ngành bất động sản Nhật Bản 2024

Ngành bất động sản là ngành phổ biến cho nhu cầu mua lại M&A, vậy xu hướng M&A ngành bất động sản Nhật Bản 2024 sẽ chuyển biến ra sao? 

Xu hướng và các thông tin về M&A lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Nhật Bản

Ngành y tế và chăm sóc điều dưỡng Nhật Bản có xu hướng đối mặt với nhiều thách thức dẫn đến ​​​​sự gia tăng M&A lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Nhìn lại M&A ngành IT năm 2023 và xu hướng M&A ngành IT Nhật Bản 2024

Gần đây M&A nhắm đến các công ty công nghệ thông tin tăng nhanh, vậy xu hướng M&A ngành IT Nhật Bản 2024 sẽ có những chuyển biến ra sao? 

Các yếu tố tài chính quan trọng khi đánh giá tính khả thi của một thương vụ M&A

Để một thương vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp diễn ra thuận lợi, cùng JapanBiz điểm qua các yếu tố tài chính quan trọng khi thực hiện M&A.

Thực trạng ngành logistics năm 2024 – Xu hướng M&A ngành logistics Nhật Bản 2024 

Tìm hiểu thêm về những xu hướng M&A ngành logistics Nhật Bản 2024 với các vấn đề được cho là có nhiều ảnh hưởng và tác động tới logistics.

PMI là gì? Mối quan hệ giữa PMI với M&A và quy trình triển khai PMI

PMI được hiểu là quy trình tích hợp quản lý sau khi hoàn thành quá trình M&A. Vậy cụ thể PMI là gì? Làm thế nào để triển khai PMI hiệu quả?

M&A lĩnh vực Cung cấp Thực phẩm – Ưu và nhược điểm khi triển khai

Trong một cái nhìn tổng quan, M&A lĩnh vực cung cấp thực phẩm sẽ gồm xu hướng nào, lợi ích gì và biện pháp để đảm bảo triển khai thành công.

Rủi ro trong mua bán sáp nhập với doanh nghiệp Nhật Bản (Phần 2)

Japanbiz tiếp tục thông tin về việc tiến hành M&A thành công hay thất bại, hay một số rủi ro khi mua bán sáp nhập với doanh nghiệp Nhật Bản. 

Rủi ro trong mua bán sáp nhập với doanh nghiệp Nhật Bản (Phần 1)

M&A không phải là một giao dịch luôn được đảm bảo sẽ hoàn thành, cùng tìm hiểu những rủi ro trong mua bán sáp nhập với doanh nghiệp Nhật Bản.

Quy trình M&A với công ty Nhật diễn ra như thế nào? (Phần 2)

Tiếp theo nội dung của quy trình M&A với công ty Nhật, trong bài viết dưới đây hãy cùng JapanBiz tìm hiểu thêm về các 11 bước xử lí chi tiết của quy trình M&A...

Quy trình M&A với công ty Nhật diễn ra như thế nào? (Phần 1)

Quy trình M&A cơ bản có tổng cộng 11 bước, Japanbiz đã tổng hợp 3 quy trình lớn trong quá trình xử lý quy trình M&A với công ty Nhật.  

Thị trường M&A Nhật Bản năm 2023 và định hướng phát triển của năm tài khoá 2024

Thị trường M&A Nhật Bản có sự sụt giảm so với năm trước về tổng giá trị thương vụ vào năm 2022. Cùng Japanbiz tìm hiểu định hướng M&A 2023.

Lưu ý khi M&A với công ty Nhật Bản

Để hoạt động mua bán sáp nhập với công ty Nhật diễn ra một cách suôn sẻ và thuận lợi, JapanBiz đưa ra các lưu ý khi M&A với công ty Nhật Bản. 

Mua bán sáp nhập lĩnh vực giáo dục và các xu hướng trong tương lai

Xu hướng mua bán sáp nhập lĩnh vực giáo dục ngày càng phổ biến hơn. Tìm hiểu thêm về xu hướng M&A lĩnh vực giáo dục trong thời gian tới. 

Các xu hướng M&A ở Nhật Bản và tình hình thị trường nửa đầu năm 2023 

Trong nửa đầu năm 2023, thị trường M&A Nhật đã có những thay đổi như thế nào và các xu hướng M&A ở Nhật Bản giai đoạn tiếp theo sẽ ra sao? 

CEO Phi Hoa: “Huy động vốn thông qua M&A với Nhật Bản – Cơ hội tiềm năng cho Doanh nghiệp Việt”

Chương trình "Các Giải Pháp Vốn - Tín Dụng" với sự góp mặt của các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, và M&A.

Doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tiếp cận được với nhiều cơ hội nhận đầu tư M&A từ Nhật Bản

Ngày 31/05 vừa qua, CEO Phi Hoa đã “bật mí” với các doanh nghiệp những chiến lược hiệu quả để thu hút đầu tư và thuyết phục đối tác Nhật Bản.

Nắm chắc “bí quyết M&A” – Doanh nghiệp Việt dễ dàng chinh phục nhà đầu tư Nhật Bản

CEO Phi Hoa chia sẻ với các doanh nghiệp Việt Nam “bí quyết" để đàm phán với đối tác - tiền đề cho các thương vụ M&A thành công.

Chuyên gia M&A – CEO Phi Hoa dự báo: Năm 2023-2025 là giai đoạn hoàng kim của M&A giữa Nhật Bản và Việt Nam 

“Năm 2023-2025 tới đây sẽ là giai đoạn hoàng kim của M&A trên toàn cầu nói chung và với thị trường Nhật Bản - Việt Nam nói riêng”

Bí quyết đón đầu xu hướng thu hút vốn đầu tư Nhật Bản vào thị trường Năng lượng tái tạo của Việt Nam thông qua hình thức M&A

ONE-VALUE cùng JapanBiz đã đồng tổ chức buổi hội thảo online Thị trường Năng lượng tái tạo và "làn sóng" M&A từ Nhà đầu tư Nhật Bản.

Xu hướng của thị trường M&A tại Việt Nam trong năm 2022 – 2023

Chậm lại trong nửa đầu 2022, nhưng các hoạt động gần như đã được khôi phục so với khi trước đại dịch, trung bình khoảng 25.000 giao dịch.

Top 20 thương vụ M&A Nhật – Việt năm 2019 – Phần 2

Xu hướng tổng quan của hoạt động M&A Nhật - Việt hiện nay thông qua top 20 thương vụ M&A Nhật - Việt năm 2019.

Tổng quan về thị trường M&A Nhật Bản 2021

Sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã khiến nhiều hoạt động thương mại, kinh doanh trên thế giới bị đình trệ trong năm 2020, trong đó Nhật Bản cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên,...