Tổng quan về thị trường M&A Nhật Bản 2021

Sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã khiến nhiều hoạt động thương mại, kinh doanh trên thế giới bị đình trệ trong năm 2020, trong đó Nhật Bản cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, năm 2021 đã chứng kiến sự sôi động trở lại của thị trường M&A tại Nhật. Hãy cùng Japanbiz tìm hiểu về thị trường M&A tại Nhật trong năm qua và xu hướng M&A 2022.

Tổng quan về thị trường M&A Nhật Bản năm 2021

Số lượng và giá trị thương vụ M&A của Nhật Bản

Năm 2021, số lượng thương vụ M&A tại Nhật Bản trong năm 2021 đạt mức 4.280 vụ, tăng 14,7% so với năm 2020 (theo dữ liệu của RECOF DATA Corporation), cao hơn số lượng năm 2019 - trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra (4.088 vụ). Theo số liệu thống kê kể từ năm 2010 đến nay, có thể thấy số lượng thương vụ mua bán sát nhập tại Nhật năm 2021 đã đạt mức cao kỷ lục.

Số lượng và giá trị thương vụ M&A của Nhật Bản

Cơ cấu các thương vụ M&A

Cụ thể, trong năm 2021, chiếm phần lớn vẫn là các thương vụ giữa các doanh nghiệp Nhật trong nước (IN-IN), chiếm 3337 vụ, 625 vụ doanh nghiệp Nhật thu mua/sát nhập công ty nước ngoài (IN-OUT) và 318 vụ công ty nước ngoài thu mua/sát nhập doanh nghiệp Nhật (OUT-IN).

Đặc biệt, có thể thấy số lượng các thương vụ doanh nghiệp Nhật đầu tư ra nước ngoài đã bắt đầu sôi động trở lại sau năm 2020 biến động ( tăng 12,2% về số lượng thương vụ và 59,1% về giá trị thương vụ so với 2020).

Cơ cấu các thương vụ M&A

Nguyên nhân tăng trưởng các hoạt động M&A tại Nhật

Mặc dù đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế, vậy nhưng thị trường M&A tại Nhật vẫn đang có chiều hướng gia tăng. Theo các chuyên gia kinh tế Nhật Bản nhận định, có 3 nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng tới sự gia tăng số lượng các thương vụ Mua bán và Sát nhập tại Nhật.

Nhu cầu giải quyết về vấn đề thừa kế doanh nghiệp

Lý do đầu tiên là giải quyết vấn đề người kế thừa mà nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật Bản đang phải đối mặt.

Theo báo cáo thống kê về độ tuổi các các giám đốc/ người điều hành doanh nghiệp do Ngân hàng Teikoku thực hiện, độ tuổi trung bình của các giám đốc doanh nghiệp Nhật tính đến năm 2020 là 60,1 tuổi. Đây là lần đầu tiên kể từ những cuộc khảo sát bắt đầu vào năm 1990 cho ra kết quả về tuổi thọ trung bình của những người điều hành doanh nghiệp Nhật là trên 60 tuổi. Điều đó cho thấy Nhật Bản đang bước vào tình trạng già hóa dân số.

Năm 2017, tỷ lệ không có người thừa kế tiếp theo của các chủ doanh nghiệp vừa vào nhỏ ở độ tuổi từ 60 tuổi trở lên là 48,7%, chiếm gần một nửa so với tổng.

Như vậy có thể thấy, hiện nay các doanh nghiệp Nhật Bản đang phải đối mặt với sự thiếu hụt nghiêm trọng người kế nhiệm khi các nhà quản lý của họ già đi.

M&A đã thu hút sự chú ý trong việc giải quyết vấn đề kế thừa công ty. Bằng cách thực hiện các giao dịch M&A, bạn có thể giữ cho công ty tồn tại và giảm tác động đến nhân viên và đối tác kinh doanh của bạn. Hơn nữa, với tư cách là một nhà quản lý, bạn có thể nhận được lợi nhuận bằng cách bán công ty, hoặc một phần hoạt động kinh doanh, hoặc sát nhập với một công ty có quy mô lớn hơn. Đây cũng là một hình thức tạo nên sự an toàn về kinh tế đối với những người già về hưu.

Nhu cầu tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Lý do thứ hai là sự tối ưu hóa hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.

Tại Nhật Bản, thị trường nội địa dự kiến sẽ càng ngày bị thu hẹp do tỷ lệ sinh thấp và dân số già, cùng với sự suy thoái kinh tế do dịch Corona.

Để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với những đối thủ cùng ngành, điều cần thiết là phải xem xét lại kế hoạch kinh doanh và nâng cao sức mạnh của công ty.

Bằng cách bán một doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh chậm chạp thông qua M&A, bạn sẽ có thể tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình.

Nhu cầu mở rộng thị trường kinh doanh

Lý do thứ ba là để mở rộng thị trường kinh doanh.

Khi mở rộng ngành nghề kinh doanh mới, các doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ càng về các nguồn lực cốt lõi như bí quyết kinh doanh, trang thiết bị.

Tuy nhiên, việc thu thập các nguồn lực quản lý này từ đầu đòi hỏi thời gian, nhân lực cùng chi phí. Và M&A đang thu hút sự chú ý như một phương pháp thu thập các nguồn lực quản lý này trong một khoảng thời gian ngắn.

Bằng cách có được nguồn nhân lực xuất sắc và bí quyết từ các công ty khác thông qua M&A, các quy trình quản lý như phát triển nguồn nhân lực và tích lũy bí quyết có thể lược bớt.

Một yếu tố khác trong việc gia tăng M&A đó là việc mua lại một công ty được kỳ vọng là có tác động cộng hưởng với công ty hiện tại, và có thể mang lại lợi ích đáng kể cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Tình hình M&A giữa Nhật Bản và Việt Nam

Tiếp đến, ONE-VALUE sẽ giới thiệu về tình hình M&A giữa Nhật Bản và Việt Nam

Vị thế của Việt Nam trên thị trường M&A Nhật Bản

Biểu đồ trên cho thấy số lượng giao dịch M&A xuyên biên giới được thực hiện bởi các công ty Nhật Bản tại quốc gia đối tác trong năm 2021. Việt Nam đứng thứ sáu trên thế giới về giao dịch.

Vị thế của Việt Nam trên thị trường M&A Nhật Bản

Ngoài ra, do không có sự khác biệt lớn về số lượng các thương vụ được xử lý ở Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam, nên khả năng cao Việt Nam sẽ được xếp hạng cao hơn trong tương lai.

Tại sao các công ty Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam

Các lý do chính khiến các công ty Nhật Bản thực hiện các giao dịch M&A với Việt Nam như sau.

Thị trường nội địa Nhật Bản đã vào giai đoạn chững

Tính đến năm 2021, độ tuổi trung bình của Nhật Bản là 48,4 tuổi và sẽ tiếp tục tăng trong tương lai, nhiều công ty đánh giá rằng thị trường tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ, đã trưởng thành.

Mặt khác, ở Việt Nam, thị trường tiêu dùng đang được mở rộng qua từng năm do kinh tế tăng trưởng, và có nhiều người trẻ có động cơ mua sắm cao. Do đó, ngày càng có nhiều công ty nhắm đến Việt Nam như một thị trường mới để bán các sản phẩm và dịch vụ của họ.

M&A đã trở nên phổ biến hơn đối với các công ty Nhật Bản

Lý do thứ hai là M&A không còn khó khăn như trước đây đối với các công ty Nhật Bản.

M&A đã trở nên quen thuộc hơn với các công ty, thể hiện qua sự xuất hiện của các dịch vụ tư vấn hỗ trợ M&A và các trang web cổng thông tin phù hợp với người bán và người mua.

Đặc biệt, các công ty có lượng quỹ thặng dư lớn đang hướng tới việc tích cực đầu tư ra nước ngoài và thu được lợi nhuận từ vốn và thu nhập nhằm đáp ứng kỳ vọng của các cổ đông tìm kiếm lợi nhuận.

Việt Nam là một điểm đến lý tưởng, một thị trường tiểm năng

Các chính sách mở cửa và khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam của chính phủ, mối quan hệ hữu hảo Việt- Nhật, cùng với nguồn lao động trẻ dồi dào, chế độ chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi,... là những điểm thu hút lớn khiến doanh nghiệp Nhật muốn đầu tư về Việt Nam.

Kết luận

Như vậy, có thể thấy thị trường M&A tại Nhật đang có xu hướng phục hồi sau đại dịch Covid. Đồng nghĩa với điều đó, các hoạt động M&A ra nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật sẽ có xu hướng tăng trở lại. Đây là một trong những cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn hợp tác và phát triển cùng các doanh nghiệp Nhật.

Các đối tác liên quan

Hội Thảo Trực Tuyến: M&A Ngành IT – Cơ Hội Vàng Cho Doanh Nghiệp Việt Nam Và Nhật Bản 

Để mở đầu cho nửa cuối năm 2024 đầy kỳ vọng về tăng trưởng đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản, công ty ONE-VALUE, phối hợp cùng JapanBiz và Thương Vụ Việt Nam tại...

Thị Trường F&B Việt Nam “Nóng Lên” Với Sự Gia Nhập Của Saizeriya

Thị trường Thực phẩm và đồ uống (F&B) Việt Nam đón sóng lớn, dự báo sẽ "tăng tốc nhanh chóng" với sự gia nhập của gã khổng lồ Saizeriya trong ngành nhà hàng Nhật Bản...

Hợp tác Việt – Nhật mang đến làn sóng mới cho điện ảnh Việt Nam với 50 rạp chiếu phim hiện đại 

ONE-VALUE, đơn vị tư vấn hàng đầu đã kết nối thành công hai doanh nghiệp Aeon Entertainment và Beta Media tạo dấu mốc cho điện ảnh Việt Nam.

ONE-VALUE THÀNH CÔNG “XE DUYÊN” CHO HAI DOANH NGHIỆP LỚN NGÀNH ĐIỆN ẢNH VIỆT-NHẬT: BETA MEDIA VÀ AEON ENTERTAINMENT 

Beta Media (VN) và AEON Entertainment liên doanh chiến lược tại Việt Nam, với hỗ trợ kết nối từ "Bà Mai Nghìn Tỷ" Phi Hoa – CEO của ONE-VALUE.

Rohto và Mitsui: Hợp tác mua lại chuỗi cửa hàng thuốc nổi tiếng xứ Trung trị giá 590 triệu USD 

Vừa qua, Rohto và Mitsui -2 công ty dược phẩm lớn của Nhật Bản đã mua lại chuỗi cửa hàng thuốc Trung Quốc với giá 590 triệu USD. 

Tiềm năng M&A của Việt Nam và các vấn đề đầu tư, phát triển

Tiềm năng M&A của Việt Nam đang phát triển tích cực, cho thấy rằng Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển và thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Xu hướng M&A trường mầm non Nhật Bản 2024 (Phần 1)

Xu hướng M&A trường mầm non Nhật Bản năm 2024 dự kiến sẽ gia tăng để trở thành “cơ sở chăm sóc trẻ được người dùng lựa chọn”.

Xu hướng M&A ngành bất động sản Nhật Bản 2024

Ngành bất động sản là ngành phổ biến cho nhu cầu mua lại M&A, vậy xu hướng M&A ngành bất động sản Nhật Bản 2024 sẽ chuyển biến ra sao? 

Xu hướng và các thông tin về M&A lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Nhật Bản

Ngành y tế và chăm sóc điều dưỡng Nhật Bản có xu hướng đối mặt với nhiều thách thức dẫn đến ​​​​sự gia tăng M&A lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Nhìn lại M&A ngành IT năm 2023 và xu hướng M&A ngành IT Nhật Bản 2024

Gần đây M&A nhắm đến các công ty công nghệ thông tin tăng nhanh, vậy xu hướng M&A ngành IT Nhật Bản 2024 sẽ có những chuyển biến ra sao? 

Các yếu tố tài chính quan trọng khi đánh giá tính khả thi của một thương vụ M&A

Để một thương vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp diễn ra thuận lợi, cùng JapanBiz điểm qua các yếu tố tài chính quan trọng khi thực hiện M&A.

Thực trạng ngành logistics năm 2024 – Xu hướng M&A ngành logistics Nhật Bản 2024 

Tìm hiểu thêm về những xu hướng M&A ngành logistics Nhật Bản 2024 với các vấn đề được cho là có nhiều ảnh hưởng và tác động tới logistics.

PMI là gì? Mối quan hệ giữa PMI với M&A và quy trình triển khai PMI

PMI được hiểu là quy trình tích hợp quản lý sau khi hoàn thành quá trình M&A. Vậy cụ thể PMI là gì? Làm thế nào để triển khai PMI hiệu quả?

M&A lĩnh vực Cung cấp Thực phẩm – Ưu và nhược điểm khi triển khai

Trong một cái nhìn tổng quan, M&A lĩnh vực cung cấp thực phẩm sẽ gồm xu hướng nào, lợi ích gì và biện pháp để đảm bảo triển khai thành công.

Rủi ro trong mua bán sáp nhập với doanh nghiệp Nhật Bản (Phần 2)

Japanbiz tiếp tục thông tin về việc tiến hành M&A thành công hay thất bại, hay một số rủi ro khi mua bán sáp nhập với doanh nghiệp Nhật Bản. 

Rủi ro trong mua bán sáp nhập với doanh nghiệp Nhật Bản (Phần 1)

M&A không phải là một giao dịch luôn được đảm bảo sẽ hoàn thành, cùng tìm hiểu những rủi ro trong mua bán sáp nhập với doanh nghiệp Nhật Bản.

Quy trình M&A với công ty Nhật diễn ra như thế nào? (Phần 2)

Tiếp theo nội dung của quy trình M&A với công ty Nhật, trong bài viết dưới đây hãy cùng JapanBiz tìm hiểu thêm về các 11 bước xử lí chi tiết của quy trình M&A...

Quy trình M&A với công ty Nhật diễn ra như thế nào? (Phần 1)

Quy trình M&A cơ bản có tổng cộng 11 bước, Japanbiz đã tổng hợp 3 quy trình lớn trong quá trình xử lý quy trình M&A với công ty Nhật.  

Thị trường M&A Nhật Bản năm 2023 và định hướng phát triển của năm tài khoá 2024

Thị trường M&A Nhật Bản có sự sụt giảm so với năm trước về tổng giá trị thương vụ vào năm 2022. Cùng Japanbiz tìm hiểu định hướng M&A 2023.

Lưu ý khi M&A với công ty Nhật Bản

Để hoạt động mua bán sáp nhập với công ty Nhật diễn ra một cách suôn sẻ và thuận lợi, JapanBiz đưa ra các lưu ý khi M&A với công ty Nhật Bản. 

Mua bán sáp nhập lĩnh vực giáo dục và các xu hướng trong tương lai

Xu hướng mua bán sáp nhập lĩnh vực giáo dục ngày càng phổ biến hơn. Tìm hiểu thêm về xu hướng M&A lĩnh vực giáo dục trong thời gian tới. 

Các xu hướng M&A ở Nhật Bản và tình hình thị trường nửa đầu năm 2023 

Trong nửa đầu năm 2023, thị trường M&A Nhật đã có những thay đổi như thế nào và các xu hướng M&A ở Nhật Bản giai đoạn tiếp theo sẽ ra sao? 

CEO Phi Hoa: “Huy động vốn thông qua M&A với Nhật Bản – Cơ hội tiềm năng cho Doanh nghiệp Việt”

Chương trình "Các Giải Pháp Vốn - Tín Dụng" với sự góp mặt của các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, và M&A.

Doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tiếp cận được với nhiều cơ hội nhận đầu tư M&A từ Nhật Bản

Ngày 31/05 vừa qua, CEO Phi Hoa đã “bật mí” với các doanh nghiệp những chiến lược hiệu quả để thu hút đầu tư và thuyết phục đối tác Nhật Bản.

Nắm chắc “bí quyết M&A” – Doanh nghiệp Việt dễ dàng chinh phục nhà đầu tư Nhật Bản

CEO Phi Hoa chia sẻ với các doanh nghiệp Việt Nam “bí quyết" để đàm phán với đối tác - tiền đề cho các thương vụ M&A thành công.

Chuyên gia M&A – CEO Phi Hoa dự báo: Năm 2023-2025 là giai đoạn hoàng kim của M&A giữa Nhật Bản và Việt Nam 

“Năm 2023-2025 tới đây sẽ là giai đoạn hoàng kim của M&A trên toàn cầu nói chung và với thị trường Nhật Bản - Việt Nam nói riêng”

Bí quyết đón đầu xu hướng thu hút vốn đầu tư Nhật Bản vào thị trường Năng lượng tái tạo của Việt Nam thông qua hình thức M&A

ONE-VALUE cùng JapanBiz đã đồng tổ chức buổi hội thảo online Thị trường Năng lượng tái tạo và "làn sóng" M&A từ Nhà đầu tư Nhật Bản.

Xu hướng của thị trường M&A tại Việt Nam trong năm 2022 – 2023

Chậm lại trong nửa đầu 2022, nhưng các hoạt động gần như đã được khôi phục so với khi trước đại dịch, trung bình khoảng 25.000 giao dịch.

Top 20 thương vụ M&A Nhật – Việt năm 2019 – Phần 2

Xu hướng tổng quan của hoạt động M&A Nhật - Việt hiện nay thông qua top 20 thương vụ M&A Nhật - Việt năm 2019.

Top 20 thương vụ M&A Nhật – Việt nổi tiếng (phần 1)

Xu hướng tổng quan của hoạt động M&A Nhật - Việt hiện nay thông qua top 20 thương vụ M&A Nhật - Việt năm 2019.